A Digital Creative Company Since 2014
SCRO
A Digital Creative Company Since 2014
SCRO
Back
Avatar of Trang Nguyen

10 Chỉ Số Giúp Xây Dựng Kpi Cho Website Hiệu Quả

Doanh nghiệp, đặc biệt những người làm marketing nên lưu ý với 10 chỉ số sau để xây dựng chiến lược phát triển tốt hơn nhé.

spaced title

1. Tỉ lệ người truy cập mới
Tỉ lệ này bằng số người truy cập mới/tổng số người truy cập.
Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy cập mới, doanh nghiệp có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của mình.
2. Tỉ lệ quay lại của người truy cập cũ
Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, người làm marketing đặc biệt nhân sự phụ trách website của doanh nghiệp sẽ biết được trang web có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược phù hợp đối với nội dung website để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
3. Tỷ lệ số trang xem/lần truy cập
Con số này càng lớn tức là người truy cập đang quan tâm đến những nội dung doanh nghiệp đang đề cập trên website. Họ dành thời gian nhiều hơn để xem từ trang này qua trang khác. Điều này cũng có nghĩa những người chịu trách nhiệm viết nội dung cho website đang đi đúng hướng. Ngược lại, tỉ lệ số trang xem/truy cập càng thấp, doanh nghiệp, đặc biệt là bộ phận copywriter phải thay đổi chiến lược để thay đổi tình hình.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên lưu ý rằng một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm quá phức tạp.
alt
Cùng xem lại nội dung khách hàng thực sự cần gì ở mẫu form online để tránh gặp phải tình trạng này tại đây nhé.
4. Số hàng đã xem/1 lần đặt hàng
Tỉ lệ này phản ánh lên được phần nào quá trình người truy cập tương tác trên website như thế nào. Doanh nghiệp cần có công cụ để theo dõi và thống kê có bao nhiêu sản phẩm được xem trên một lần đặt hàng. Điều này sẽ giúp cho người làm marketing biết được hành vi của người mua hàng như thế nào. Từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.
5. Giá trị đặt hàng trung bình:
Chắc chắn mỗi doanh nghiệp với mỗi lĩnh vực kinh doanh khách nhau thì sẽ có giá trị đặt hàng trung bình khác nhau. Nếu người phụ trách phát triển website có kế hoạch thường xuyên đo lường giá trị này, doanh nghiệp sẽ thống kê được các con số qua từng tháng, từng qúy hay từng năm. Từ đó so sánh và phân tích từ đâu dẫn tới kết quả như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí để nghiên cứu thị trường bên ngoài hay mua lại tài liệu từ các đơn vị nghiên cứu thị trường khác mà vẫn có căn cứ, cơ sở để lên kế hoạch phát triển qua kênh website trong thời gian tới.
6. Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập
Tỉ lệ này xảy ra khi một người truy cập vào website của bạn, di chuyển đến bất cứ trang nào và thoát ra ngay lập tức.
Tỉ lệ thoát khỏi website cao có thể do nhiều yếu tố như nội dung không phù hợp với nhu cầu người truy cập, thiết kế giao diện không bắt mắt, và đặc biệt là do tải trang quá chậm.
Tỉ lệ này càng cao thì người làm marketing phải xem lại chiến lược phát triển website đã ổn hay chưa và dựa trên dữ liệu data mà hệ thống đã thống kê để hiểu rõ hành vi khách hàng nhiều hơn, xem họ thực sự muốn gì để cải thiện. Như vậy, phần nào giúp cho website của doanh nghiệp sẽ giảm bớt tỉ lệ thoát trang.
7. Thời gian tải trang Web:
Thời gian tải trang Web hay Tốc độ tải trang không chỉ ảnh hướng tới tỉ lệ người truy cập thoát khỏi web mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều vấn đề khác. Tìm hiểu thêmtại đây nhé.

8. Nguồn truy nhập vào Web site của bạn:
Với công cụ Google Analytics cho phép doanh nghiệp theo dõi nguồn truy cập theo 3 danh mục:
Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp URL Web site của bạn)
Truy nhập từ kết quả tìm kiếm
Từ các site tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến Website của doanh nghiệp)
alt
Tỉ lệ này tăng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang được nhiều người biết đến.
9. Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm:
Con số này khá quan trọng. Nó giúp cho người làm marketing biết đâu là khách hàng trung thành, đâu là khách hàng tiềm năng và đâu không phải là khách hàng của mình, thậm chí biết được đó có phải là đối thủ cạnh tranh hay không. Hãy tưởng tượng, một người vào website của doanh nghiệp mỗi ngày, xem rất nhiều sản phẩm, đọc rất kỹ các nội dung mà không hề mua bất kỳ sản phẩm nào. Rất có khả năng đó chính là đối thủ của doanh nghiệp.
Mặc khác, khi có được số liệu này, các marketer sẽ có cơ sở rõ ràng hơn để đầu tư vào khâu chăm sóc khách hàng, giúp tỉ lệ chuyển đổi khách hàng từ mua hàng sang quay lại mua nhiều hơn, khách hàng đã mua nhiều trở thành khách hàng trung thành.
10. Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán/ giỏ hàng:
Khi website của doanh nghiệp cài đặt hệ thống lưu trữ hành động của khách hàng lại, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đê thống kê được khách hàng từ bỏ hành động mua hàng ở bước nào.
Hình thức của mẫu form online cũng khá quan trọng để kích thích khách hàng quyết định mua ngay hoặc từ bỏ quá trình mua hàng của mình.
_Xây dựng bộ công cụ và hệ thống trên website để giúp doanh nghiệp lưu trữ data khách hàng, thống kê lại hành vi của họ là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn tăng doanh thu, giảm chi phí thông qua website của mình. _